IC đỏ Malaysia là thẻ căn cước hay chứng minh nhân dân là một giấy tờ tùy thân dành cho người nước ngoài với tư cách là thường trú nhân, không phải công dân Malaysia. Bạn có thể sử dụng IC đỏ đang còn hạn để đi du lịch đến các quốc gia khác,… Thủ tục xin IC đỏ tại Malaysia yêu cầu bạn phải đáp ứng được các điều kiện theo Luật đặng ký quốc gia.
1. IC Đỏ Malaysia là gì?
IC Đỏ Malaysia có tên tiếng anh “Red Identification Card” hay còn gọi là thẻ căn cước thường trú (MyPR). IC đỏ được cấp cho người không quốc tịch và là thường trú nhân Malaysia. Nó bao gồm một vi mạch đa năng, lưu trữ dữ liệu và các thông tin sinh trắc học của người thường trú nhân đó.
Các dữ liệu ở IC đỏ dễ thấy:
- Họ tên đầy đủ của thường trú nhân.
- Số NRIC.
- Địa chỉ thường trú ở Malaysia.
- Giới tính.
- Tình trạng thường trú.
2. Điều kiện để xin IC Đỏ tại Malaysia
Thường không phải ai cũng có thể được cấp IC đỏ Malaysia, chỉ những người nước ngoài đáp ứng các điều kiện sau:
- Đang có mặt tại Malaysia, trực tiếp có mặt để nộp đơn và hồ sơ yêu cầu.
- Không phải công dân Malaysia và không thuộc đối tượng phạm tội của quốc gia này.
- Đã được cấp thường trú nhân (PR) tại Malaysia hoặc có người thân ở Malaysia bảo lãnh. Đối với trẻ em đủ 12 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải có cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp (ông bà, cô dì, chú bác hoặc anh chị em trên 21 tuổi) bảo lãnh và đi cùng khi nộp đơn.
Yêu cầu quan trọng:
Theo quy định Luật đăng ký quốc gia 1990 (sửa đổi 2007) của Chính phủ Malaysia:
- Thường trú nhân phải đăng ký cấp chứng minh nhân dân (IC hoặc IC đỏ) trong vòng 30 ngày kể từ ngày đủ 12 tuổi. Hoặc kể từ ngày được nêu trong giấy phép nhập cảnh do Cục Quản lý xuất nhập cảnh Malaysia cấp.
- Sau 18 tuổi, bắt buộc phải gia hạn hoặc đổi IC đỏ của thường trú nhân trước khi đủ 25 tuổi, nếu không muốn bị phạt.
3. Thủ tục xin IC đỏ tại Malaysia
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần nộp.
- Bước 2: Trực tiếp nộp hồ sơ tại Trụ sở chính NRD Putrajaya hoặc trụ sở NRD (National Registration Department) tại các tiểu bang, đảo trên lãnh thổ Malaysia.
- Người nộp đơn và người bảo lãnh sẽ phải tham dự buổi phỏng vấn.
- Đóng lệ phí theo quy định hiện hành.
- Bước 3: Nhận kết quả.
- Nếu bạn nộp hồ sơ tại Trụ sở chính NRD (Cục đăng ký quốc gia Malaysia) Putrajaya hoặc các chi nhánh có máy in phân phối có thể nhận IC đỏ sau khoảng 30 phút.
- Nộp đơn tại chi nhánh NRD ở bán đảo Malaysia, hoặc các tỉnh khác cần thời gian chờ từ 5-7 ngày làm việc để nhận IC đỏ được cấp.
Chú ý: Người nộp đơn cần có mặt trực tiếp để nộp hồ sơ, nếu trẻ dưới 18 tuổi cần có cha mẹ, người giám hộ hợp pháp đi cùng.
4. Hồ sơ xin IC đỏ tại Malaysia
A. Người nộp đơn đã đủ 12 tuổi và dưới 16 tuổi
- Mẫu đơn đăng ký JPN.KP01 (lấy tại quầy JPN, đã hoàn thành đầy đủ.
- Bản gốc Giấy khai sinh hoặc một trong các loại giấy tờ sau:
- Chứng nhận con nuôi;
- Giấy chứng nhận quốc tịch;
- Xác nhận tình trạng công dân;
- Mẫu đơn công dân hoặc phụ lục A (JAKOA).
- Hộ chiếu của trẻ (bản chính), nếu định cư ở nước ngoài.
- Chứng minh nhân dân của cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Trong trường hợp người giám hộ, chăm sóc không có quan hệ ruột thịt thì cần nộp thư khai theo luật và thư xác nhận chăm sóc trẻ (người nộp đơn) từ Bộ Phúc lợi Xã hội (JKM).
- Hộ chiếu nước xuất xứ của người bảo lãnh nếu không phải công dân Malaysia.
- Tài liệu chứng minh địa chỉ lưu trú (bản gốc hoặc bản sao công chứng). Trong trường hợp địa chỉ của trẻ không trùng với địa chỉ của người bảo lãnh, cần nộp:
- Hóa đơn tiền điện hoặc nước hoặc hóa đơn thoát nước/hóa đơn tiện ích.
- Hoặc mẫu đánh giá thuế thu nhập/hợp đồng bán nhà/hợp đồng thuê nhà.
- Hoặc tài liệu hỗ trợ từ Penghulu/Trưởng thôn/Thành viên Quốc hội/Người sử dụng lao động/Lực lượng vũ trang Malaysia (ATM),…
- Phí quy định (RM):
- Miễn phí: 12 tuổi đến 12 tuổi 1 tháng.
- 10.00 RM/thẻ: Phí xử lý cho trẻ từ 12 tuổi 1 tháng đến 16 tuổi.
- Miễn phí đăng ký cho trẻ từ 12 tuổi đến 16 tuổi.
B. Đơn đăng ký muộn cấp IC đỏ (MyPR) cho người nộp đơn từ 16 tuổi trở lên
Các giấy tờ cần hoàn thành gồm 5 phần:
Phần 1: Các mẫu đơn được lấy tại quầy JPN
- Đơn đăng ký JPN.KP01 đã điền đầy đủ thông tin.
- Thư khai báo mẫu JPN DL-1.
- Mẫu đơn JPN DL-2, Bằng chứng đăng ký muộn chứng minh nhân thân của cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Mẫu đơn JPN DL-3 Rút thăm đăng ký trường học.
- Thư khai báo dành cho trẻ em chưa từng đi học, mẫu JPN DL-4.
- Mẫu thông tin gia đình BMK.81 & BMK.81A.
- Mẫu RK-JPN-KP-PU-06-03 trong trường hợp người bảo lãnh không được ủy quyền.
Phần 2: Hồ sơ của người nộp đơn (bản gốc)
- Giấy khai sinh hoặc một trong các loại:
- Giấy chứng nhận nhận con nuôi;
- Giấy chứng nhận quốc tịch ;
- Xác nhận tình trạng công dân;
- Mẫu quốc tịch.
- Giấy phép nhập cảnh.
- Ảnh chân dung dài dạng cỡ bưu thiếp hoặc cỡ 3,5x5cm.
- Hộ chiếu bắt buộc đối với người có giấy phép nhập cảnh.
Phần 3: Hồ sơ của người bảo lãnh tại Malaysia (bản gốc và bản sao)
- Thẻ căn cước (chứng minh nhân dân).
- Giấy khai sinh hoặc giấy phép nhập cảnh hoặc giấy chứng nhận quốc tịch.
- Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy chứng nhận ly hôn của cha mẹ (nếu cha mẹ kết hôn sau gày 1/03/1982 đối với người mẹ không có tư cách công dân Malaysia).
- Bản khai tuyên thệ đối với người bảo lãnh có quan hệ gia đình (cha/mẹ, ông nội hoặc bà ngoại hoặc cô, chú hoặc anh trai).
Phần 4: Tài liệu về gia đình của người nộp đơn
- Thẻ căn cước và giấy khai sinh hoặc hộ chiếu hoặc giấy phép nhập cảnh của anh chị em ruột (nếu có).
- Thẻ căn cước và giấy khai sinh hoặc hộ chiếu hoặc giấy phép nhập cảnh của vợ, chồng và các con (nếu có).
- Ảnh gia đình của người nộp đơn cùng bố mẹ, anh chị em ruột.
- Giấy chứng tử của người thân cha/mẹ, hoặc anh chị em ruột hoặc chồng/vợ nếu có.
- Kèm danh sách ảnh chân dung hộ chiếu mẫu BMK-81A của người nộp đơn, cha mẹ và tất cả các anh chị em ruột được sắp xếp đính kèm.
Phần 5: Tài liệu hỗ trợ (bản gốc hoặc bản sao công chứng)
Yêu cầu bằng chứng về địa chỉ lưu trú trong thủ tục xin IC đỏ tại Malaysia rất quan trọng để chứng minh thời gian bạn đã ở Malaysia, có thể nộp một trong các giấy tờ như:
- Hóa đơn tiền điện hoặc nước hoặc hóa đơn thoát nước/hóa đơn tiện ích hoặc;
- Mẫu đánh giá thuế thu nhập/hợp đồng bán nhà/hợp đồng thuê nhà, hoặc;
- Tài liệu hỗ trợ từ Penghulu/Trưởng thôn/Thành viên Quốc hội/Người sử dụng lao động/Lực lượng vũ trang Malaysia (ATM),…
- Hoặc các tài liệu tương đương khác.
Lệ phí xin cấp IC đỏ tại Malaysia quy định:
40 RM/1 người/1 hồ sơ: Thẻ căn cước dành cho người nước ngoài không phải công dân Malaysia.
C. Đơn xin cấp IC đỏ (MyPR) thay thế cho người là thường trú nhân (không phải công dân)
Người đã đủ 18 tuổi và có thẻ thường trú phải nộp đơn xin thay thế thẻ căn cước trước khi đủ 25 tuổi.
Chương trình áp dụng cho người từ 18 tuổi đến đủ 25 tuổi.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- ID đỏ (MyPR) đã được cấp.
- Tài liệu hỗ trợ, nếu thay đổi địa chỉ cần nộp:
- Hóa đơn tiền điện hoặc nước hoặc hóa đơn thoát nước/hóa đơn tiện ích hoặc;
- Mẫu đánh giá thuế thu nhập/hợp đồng bán nhà/hợp đồng thuê nhà, hoặc;
- Tài liệu hỗ trợ từ Penghulu/Trưởng thôn/Thành viên Quốc hội/Người sử dụng lao động/Lực lượng vũ trang Malaysia (ATM),…
- Hoặc các tài liệu tương đương khác là bản gốc hoặc bản sao công chứng.
- Phí: 40.00 RM.
D. Đơn xin cấp thẻ căn cước (MyPR) cho người nước ngoài lần đầu tiên
- Mẫu đơn đăng ký JPN.KP01 (được lấy tại quầy JPN) đã hoàn thành đầy đủ.
- Giấy phép nhập cảnh.
- Hộ chiếu quốc tế còn hiệu lực.
- Nếu xin cấp MyPR cho trẻ 12 tuổi thường trú thêm:
- Bản gốc và bản sao Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận nhận con nuôi (nếu trẻ có tư cách thường trú nhân sinh ra ở Malaysia).
- Văn bản bảo lãnh (bản gốc và bản sao).
- Thẻ căn cước của người bảo lãnh (cha, mẹ hoặc người giám hộ).
- Thư xác nhận quyền giám hộ của Bộ Phúc lợi Xã hội (JKM) nếu người giám hộ không có quan hệ gia đình.
- Hộ chiếu từ quốc gia xuất xứ của người bảo lãnh nếu không phải công dân Malaysia.
- Tài liệu về địa chỉ nơi ở tại Malaysia:
- Hóa đơn tiền điện hoặc nước hoặc hóa đơn thoát nước/hóa đơn tiện ích hoặc;
- Mẫu đánh giá thuế thu nhập/hợp đồng bán nhà/hợp đồng thuê nhà, hoặc;
- Tài liệu hỗ trợ từ Penghulu/Trưởng thôn/Thành viên Quốc hội/Người sử dụng lao động/Lực lượng vũ trang Malaysia (ATM),…
- Cung cấp bản gốc hoặc bản sao chứng nhận.
Đối với người lần đầu đến Malaysia, cần tham khảo Quy định nhập cảnh Malaysia để biết các giấy tờ nhập cảnh và quy định hàng hóa được mang vào.
Phí xin cấp IC đỏ lần đầu:
Bao gồm: phí đăng ký cộng phí xử lý theo quy định:
- 40 RM: Trẻ từ 12 tuổi đến 12 tuổi 30 ngày.
- 50 RM: trử từ 12 tuổi 1 tháng đến 16 tuổi.
- Đối với người là thường nhân trú:
- 40RM: Từ ngày nộp đơn đến ngày giới thiệu được phép tham gia dưới 30 ngày.
- 50RM: Từ ngày nộp đơn đến ngày giới thiệu được phép nhập cảnh lớn hơn 30 ngày.
Bạn có thể tham khảo thêm hồ sơ qua trang jpn.gov.my của Cục Đăng ký Quốc gia Putrajaya.
5. Địa chỉ nộp hồ sơ xin IC đỏ
Bạn ở gần Putrajata có thể trực tiếp đến Cục đăng kiểm quốc gia, một đơn vị thuộc Bộ Nội vụ Malaysia, chịu trách nhiệm xác định tình trạng công dân cũng như đăng ký các sự kiện quan trọng của cá nhân (sinh, tử, kết hôn, ly hôn, nhận con nuôi, quốc tịch).
- Địa chỉ tại: số 20 Persiaran Perdana, Phân khu 2, Trung tâm Hành chính Chính phủ Liên bang, 62551 Lãnh thổ Liên bang Putrajaya.
- Tel: 03 8000 8000.
- Fax: 03 8880 8288.
- Email: pro@jpn.gov.my.
- Website: http://www.jpn.gov.my.
Ngoài ra bạn có thể đến các trụ sở của NRD tại các tiểu bang đang lưu trú.
6. Quyền lợi khi sở hữu Thẻ IC đỏ Malaysia
Người Việt Nam và người nước ngoài sở hữu thẻ IC đỏ Malaysia được hưởng các quyền lợi như công dân có quốc tịch Malaysia:
- Có thể làm việc, thay đổi công việc cho các nhà tuyển dụng mà không phải xin giấy phép lao động.
- Có thể mua bất động sản.
- Có IC đỏ có thể tự khởi nghiệp kinh doanh ở Malaysia.
- Được tự do đi lại ở Malaysia.
- Có các quyền như bỏ phiếu, tham gia các vấn đề chính trị và chính phủ,…
- Được hưởng các chế độ học tập, vui chơi, quyền của công dân Malaysia…
Hỗ trợ thủ tục xin IC đỏ tại Malaysia
Để có thể được cấp IC đỏ tại Malaysia là cả một quá trình, trở thành thường trú nhân Malaysia là con đường gần nhất để được cấp IC đỏ. Tham khảo chuyên mục Visa đi Malaysia để hiểu thêm về thị thực của quốc gia này.
Nếu bạn đang có nhu cầu đến Malaysia làm việc, lao động hoặc có ý định lưu trú lâu dài tại quốc gia này, cần hỗ trợ thông tin thị thực vui lòng liên hệ 0904 895 228 – 0917 163 993 để được tư vấn giải pháp thích hợp nhất với từng tình huống ngay tại thời điểm.