Người nước ngoài, người Việt Nam cần giấy tờ gì để làm lý lịch tư pháp? Các trường hợp ở nước ngoài cần ủy quyền thì cách làm giấy như thế nào?
Sở Tư pháp các tỉnh và Trung Tâm Lý Lịch Tư Pháp Quốc Gia – Bộ Tư Pháp cấp giấy lý lịch tư pháp để cung cấp thông tin về án tích (lịch sử phạm tội bị Tòa tuyên thành bản án) của một cá nhân. Đối tượng được cấp bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào.
Cần giấy tờ gì để làm lý lịch tư pháp số 1, số 2?
Để làm lý lịch tư pháp, bạn cần cung cấp giấy tờ chứng minh lưu trú (nếu có) cùng với đơn xin lý lịch tư pháp. Đối với người nước ngoài đó là visa Việt Nam hoặc thẻ tạm trú, miễn thị thực, hoặc các trang hộ chiếu có dấu nhập cảnh.
Thủ tục để được cấp giấy lý lịch tư pháp
- Bước 1. Tùy theo nhu cầu cần cấp lý lịch tư pháp là số 1 hay số 2. Bạn phải điền vào mẫu đơn xin cấp lý lịch tư pháp. Hướng dẫn điền mẫu đơn (tờ khai lý lịch tư pháp) xin vui lòng xem tại đây.
- Bước 2. Bạn cung cấp họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi ở và thời gian ở các nơi cư trú cho tới hiện tại.
- Bước 3. Lưu lại thông tin mã hồ sơ và in ra giấy, sau đó ký và đóng dấu.
- Bước 4. Nộp hồ sơ tới Sở Tư Pháp hoặc Bộ Tư Pháp bằng các phương thức gồm: online, qua bưu điện hoặc tự mang nộp trực tiếp.
Chú ý: bạn phải điền thông tin vào đơn xin cấp lý lịch tư pháp ở tất cả các mục bắt buộc được đánh dấu bằng * (màu đỏ bên cạnh).
Các giấy tờ cần thiết để làm lý lịch tư pháp
- Đơn xin cấp LLTP đã điền đầy đủ thông tin.
- Bản sao hoặc chụp mặt hộ chiếu có dán ảnh hoặc chứng minh thư, ngoài ra có thể thay thế bằng thẻ căn cước.
- Giấy tờ chứng minh cư trú tại địa phương (nếu có) như Sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tạm trú.
Hộ khẩu tỉnh có làm được lý lịch tư pháp tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh hay không?
Không. Hiện nay (từ 2022), bạn chỉ có thể xin Lý lịch tư pháp tại nơi bạn có thường trú hoặc tạm trú.
Trừ trường hợp: bạn đang đăng ký tạm trú tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh và không đăng ký thường trú tại bất kể tỉnh thành nào khác trên cả nước.
Cần giấy tờ gì để làm lý lịch tư pháp số 1, số 2? Giấy tờ cơ bản cần thiết như trình bày ở mục trên.
Chú ý:
- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia – Bộ Tư pháp có thẩm quyền cấp cho người có giấy chứng minh cư trú hoặc không có, không xác định được nơi ở do di chuyển nhiều nơi và người ở nước ngoài.
Thời gian xử lý:
- Luật quy định thời gian chờ cơ quan chức năng cấp lý lịch tư pháp tối thiểu là 15 ngày .
- Tuy nhiên thực tế thời gian có thể kéo dài hơn, lên tới 45 ngày. Điều này xảy ra trong các thời điểm phòng chống dịch COVID-19 hoặc khi lượng hồ sơ xin cấp quá nhiều, cơ quan chức năng giải quyết không kịp.
Trung tâm trợ giúp dịch công chứng, hợp pháp hóa lý lịch tư pháp nhanh
Để hỗ trợ cho các trường hợp cần làm nhanh, lấy gấp dịch công chứng, hợp pháp hóa lý lịch tư pháp giải quyết công việc kịp thời, nhất là những bạn đang ở nước ngoà. Chúng tôi cung cấp các lựa chọn về thời gian lấy khẩn gấp như sau:
- 1 ngày: Dịch công chứng, từ 1-7 ngày đối với dịch vụ dịch công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp số 1 và số 2.
- Đối tượng cấp: người Việt Nam và người nước ngoài ở trong, ngoài nước.
- Dịch và công chứng tư pháp tại Ủy ban nhân dân Quận.
- Hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại Giao, Đại sứ quán/Lãnh sự quán nước ngoài ở Việt Nam.
Chi phí tùy theo số ngày yêu cầu dịch công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự.
Chúng tôi cam kết luôn đúng hẹn với tinh thần trách nhiệm, giữ uy tín và chuyên nghiệp trong dịch vụ về thời gian trả giấy, hỗ trợ 24/7. (Tìm hiểu thêm về ưu điểm dịch vụ dịch công chứng, hợp pháp hóa lý lịch tư pháp hỗ trợ bạn tại đây).
Địa chỉ liên hệ làm dịch công chứng, hợp pháp hóa lý lịch tư pháp khẩn gấp
- Hotline 24/7: (84) 934 151 626 – (84) 982 528 589 (Zalo/Whatsapp/Telegraph).
- Tel: 024 3724 5292 – 028 3824 8838.
- Email: lylichtuphap@greencanal.com.
- Trụ sở GREENCANAL tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Vinapaco, số 142 Đội Cấn, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh: P101, Tầng 1, số 168 Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu thêm các thông tin khác về lý lịch tư pháp tại chuyên mục này.
Trả lời câu hỏi nhiều người quan tâm
Có làm được lý lịch tư pháp từ ở nước ngoài không?
Có. Bạn có thể làm được bằng cách nộp tờ khai và các giấy tờ chứng minh cư trú như sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tạm trú khi còn ở Việt Nam (nếu có) tới Bộ Tư Pháp. Có thể nộp trực tuyến, qua bưu điện. Hoặc nhờ ủy quyền cho người thân ở Việt Nam thực hiện với lý lịch tư pháp số 01.
Ở tỉnh có làm được lý lịch tư pháp tại thành phố không?
Không. Nếu bạn ở tỉnh hoặc có thường trú, tạm trú ở tỉnh bạn chỉ có thể xin lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp địa phương.
- Trường hợp, người xin cấp đã qua nhiều tỉnh, không xác định được nơi cư trú thì cần phải làm thủ tục xin lý lịch tư pháp tại Trung Tâm Lý lịch tư pháp quốc gia – Bộ tư pháp.
Có án tích thì trên giấy lý lịch tư pháp có hiển thị không?
Nếu án tích đã xóa, trên nội dung của giấy lý lịch tư pháp số 1 sẽ ghi là không có án tích, còn giấy lý lịch tư pháp số 2 sẽ ghi đầy đủ án tích đã xóa và chưa được xóa theo trình tự thời gian, ngày tuyên án, tình trạng thi hành án. Vì vậy nếu có án tích, bạn nên đi xóa trước khi làm lý lịch tư pháp.