Thủ tục nhập cảnh Việt Nam mới nhất cập nhật 5/2021

thủ tục nhập cảnh cho người nước ngoài vào việt nam mới nhất
  • Thủ tục nhập cảnh việt nam mất bao lâu?
  • Nhập cảnh việt nam có cách ly không?
  • Và những câu hỏi khác. 

Tổng đài tư vấn hướng dẫn t thủ tục nhập cảnh, cách ly vào Việt Nam (tel/zalo/whatsapp/tin nhắn): +84904 895 2280917 163 993

Quy định nhập cảnh Việt Nam hiện nay

  • Người nhập cảnh cần tuân thủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm do chính phủ Việt Nam quy định, thủ tục cấp phép nhập cảnh tùy theo tỉnh, thành phố nơi người nhập cảnh làm việc, sinh sống và ở cách ly.
  • Quy trình thực hiện thông qua doanh nghiệp tại Việt Nam nơi người nước ngoài làm việc phụ trách thủ tục bảo lãnh nhập cảnh.
  • Người nước ngoài cần được cấp visa có hiệu lực trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Cơ quan chức năng hiện dừng cấp các loại miễn thị thực đơn phương và song phương, dừng cấp visa du lịch.

Thủ tục nhập cảnh vào việt nam từ 5/2021

Bước 1. Xin phê duyệt nhập cảnh của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

Doanh nghiệp tại Việt Nam nơi người nước ngoài nhập cảnh làm việc tiến hành nộp hồ sơ xin phê duyệt danh sách người nước ngoài được bảo lãnh nhập cảnh tới Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc doanh nghiệp đó.

Nếu được đồng ý, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả gồm:

  1. Công văn phê duyệt danh sách nhập cảnh.
  2. Công văn của Sở Y Tế đồng ý cho khách nước ngoài được ở tại khách sạn thực hiện cách ly.

Checklist hồ sơ xin công văn nhập cảnh

  1. Công văn đề nghị theo mẫu nhập cảnh cho người nước ngoài gửi UBND tỉnh/thành phố cấp trung ương trực thuộc và Sở Y Tế Tỉnh/thành phố trực thuộc công ty bảo lãnh.
  2. Trình Phương Án cách ly theo mẫu tới Sở Y Tế thành phố. Trong đó có đăng ký cơ sở cách ly tập trung, khách sạn cách ly được chấp thuận.
  3. Giấy cam kết y tế theo mẫu. Cam kết trả phí điều trị y tế trong trường hợp người nước ngoài bị Covid trong thời gian cách ly.
  4. Bản chụp hộ chiếu của khách.
  5. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bảo lãnh.
  6. Bản dịch công chứng các giấy tờ xác nhận bằng cấp chuyên gia. Nếu chứng nhận người thân như sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn bằng tiếng Việt thì không cần.
thủ tục nhập cảnh cho người nước ngoài vào việt nam mới
Mẫu công văn nhập cảnh

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh

Chuẩn bị hồ sơ có kèm công văn nhập cảnh theo mẫu NA2 vào Cục quản lý xuất nhập cảnh để xin visa. Thời gian chờ cấp khoảng 7 ngày làm việc.

  • Loại Visa được cấp: DN1 hoặc visa Đầu Tư DT.
  • Thời hạn lưu trú của Visa: 3 tháng.
  • Có thể được gia hạn, chuyển đổi sau nhập cảnh.

Bước 3. Tiến hành xét nghiệm PCR trước khi nhập cảnh

Trước khi nhập cảnh 3 – 5 ngày, cơ quan chức năng của Việt Nam yêu cầu người ở nước ngoài phải làm xét nghiệm PCR (kỹ thuật Real Time – PCR hoặc RT-LAMP) và được cấp giấy xác nhận âm tính.

Trên giấy xác nhận có các nội dung sau (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt):

  • Họ tên người nhập cảnh, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ tại nước ngoài, địa chỉ sẽ ở tại Việt Nam
  • Tên cơ quan y tế cấp giấy xác nhận, ngày lấy mẫu, ngày làm xét nghiệm
  • Phương pháp xét nghiệp (PCR hoặc LAMP), kết quả, ngày dự định nhập cảnh, ngày cấp giấy chứng nhận âm tính.
Giấy xác nhận cần có đầy đủ con dấu và chữ ký của Cơ quan y tế thực hiện xét nghiệm.
thủ tục nhập cảnh cho người nước ngoài chuyên gia vào việt nam

Bước 4. Khai báo y tế

Cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu người nhập cảnh cần khai báo y tế trước khi nhập cảnh trong vòng 24 tiếng. Việc khai báo y tế được thực hiện online, theo đường link: https://khaibaoyte.vn

Lưu ý: cần khai báo đúng quy định trong vòng 24 tiếng trước khi nhập cảnh.

Thủ tục sau khi nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam

Tại sân bay nhập cảnh Việt Nam

  • Người nước ngoài xuất trình giấy xét nghiệm PCR và công văn nhập cảnh.
  • Lấy hành lý.
  • Người nhập cảnh được phun khử khuẩn, mặc đồ bảo hộ toàn thân.
  • Sau đó chờ cán bộ kiểm dịch tới hướng dẫn theo lối đi riêng, di chuyển đến cơ sở cách ly bằng xe bus hoặc xe đón có giám sát y tế chuyên dụng.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI VỀ NHẬP CẢNH VIỆT NAM NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM

Khi nào người nước ngoài được nhập cảnh vào việt nam?

Theo thông báo của thủ tướng số 238/TB-VPCP, ngày 12/7/2020, thực hiện cho phép nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, học sinh và sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam được nhập cảnh Việt Nam. Cho phép người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con) của các nhà ngoại giao, nhà đầu tư và chuyên gia được phép nhập cảnh vào Việt Nam.”

Quy định về nhập cảnh vào Việt Nam mới nhất

Người nước ngoài cần tuân thủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm dịch Covid19 do chính phủ Việt Nam quy định. Quy trình nhập cảnh thông qua doanh nghiệp tại Việt Nam bảo lãnh nhập cảnh làm thủ tục xin visa và trình phương án cách ly được chấp thuận. Cơ quan chức năng Việt Nam hiện dừng cấp các loại visa du lịch, miễn thị thực đơn phương và song phương. Quy trình thủ tục nhập cảnh cho người nước ngoài chi tiết được trình bày rõ trong bài viết này.

Nhập cảnh Việt Nam có cần visa không?

Người nước ngoài cần được cấp visa trước khi nhập cảnh. Công dân Việt Nam có nguyện vọng về nước đăng ký trực tiếp với Đại sứ quán Việt Nam nước sở tại. Đối tượng ưu tiên gồm: người lao động hết hạn hợp đồng, học sinh, sinh viên, người Việt Nam bị mắc kẹt.

Nhập cảnh vào việt nam phải cách ly bao nhiêu ngày?

Theo Công điện số 600/CD-BCD, ngày 5/5/2021, thời gian lưu trú cách ly ít nhất 21 ngày liên tục. Sau khi có xét nghiệm âm tính PCR và kết thúc thời gian cách ly, cơ quan chức năng sẽ cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cách ly. Thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà sau kết thúc cách ly là 7 ngày tiếp theo.

Dịch vụ nhập cảnh Việt Nam trọn gói hoặc từng phần

Hoàn thành toàn bộ quy trình xin nhập cảnh cho người nước ngoài, trọn gói. Đảm bảo uy tín, trách nhiệm, hướng dẫn các bước nhập cảnh, nơi ở khách sạn cách ly từ 3 – 5 sao theo yêu cầu khi về tới Việt Nam.

  • Quốc tịch: người ở nước ngoài.
  • Loại visa: DN, DT
  • Thời hạn Visa: 1-3 tháng.

Thông tin liên hệ tư vấn nhanh: 

    ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

    Recommended For You

    About the Author: visatravelq

    Contact