Rớt visa Pháp bao lâu xin lại được? Các lý do trượt visa

hướng dẫn kháng cáo trượt visa pháp

Hồ sơ bị trượt visa về nguyên tắc bạn có thể nộp lại hoặc kháng cáo quyết định từ chối cấp thị thực nhập cảnh. Nếu rớt visa Pháp bao lâu xin lại được? Chính xác là bạn có thể nộp đơn xin lại visa Pháp ngay sau đó, nhưng để nâng cao cơ hội được cấp thị thực hãy đảm bảo bạn đã xem xét lại kỹ lưỡng hồ sơ và sữa chữa mọi lỗi sai, bổ sung giấy tờ thiếu và giải quyết các lý do khiến rớt visa Pháp của lần trước.

Chú ý rằng khi quay lại nộp hồ sơ, bạn sẽ phải đặt lại lịch hẹn và hoàn thành toàn bộ quy trình thủ tục xin visa Pháp lại từ đầu.

Quy định rớt visa Pháp bao lâu xin lại được?

Không có quy định bắt buộc về thời gian chờ cụ thể bao lâu mới được quay lại nộp hồ sơ sau khi nhận quyết định từ chối cấp visa Pháp. Điều này có nghĩa bạn có thể nộp lại hồ sơ ngay ngày hôm sau hoặc bất kỳ lúc nào sau khi nhận quyết định.

Nếu bạn bị rớt visa Pháp, bạn sẽ không phải chờ đợi thời gian để xin lại. Nhưng hãy đảm bảo điều này sẽ mang lại cơ hội tốt hơn để đạt kết quả thành công, không bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh bởi bất kỳ lý do nào. Vì vậy thời điểm lý tưởng nên bắt đầu xin lại visa Pháp là sau khoảng 1 tháng.

Việc rớt visa Pháp không đồng nghĩa mọi việc kết thúc cho hành trình đi Pháp của bạn. Nộp đơn kháng cáo có thể là giải pháp mà không phải chờ đợi. Từ ngày có quyết định từ chối cấp thị thực của Đại sứ quán Pháp, thời gian cho phép kháng cáo quyết định là 30 ngày làm việc.

Thật không may nếu bạn bị trượt visa Pháp vì lý do nào đó, nhưng cần lưu ý khả năng được chấp thuận cấp thị thực sau khi kháng cáo là điều không chắc chắn và có thể làm chậm trễ kế hoạch của bạn.

Khi nào nên nộp hồ sơ xin lại visa Pháp?

Thời điểm tốt nhất để nộp hồ sơ xin lại visa Pháp thành công là lúc mọi tài liệu đã đáp ứng các yêu cầu của thủ tục.

Với nhu cầu khẩn cấp của chuyến đi, bạn có thể bắt đầu nộp lại hồ sơ sau khi đã khắc phục được các nguyên nhân gây ra quyết định từ chối trước đó và sẵn sàng với bộ hồ sơ được chuẩn bị tốt hơn.

Lãnh sự quán sẽ đánh giá cao những người xin thị thực đã nổ lực cải thiện hồ sơ của mình một cách tích cực, kỹ lưỡng và nhanh chóng.

Bổ sung hồ sơ:

  • Cung cấp thêm chứng minh tài chính: Nộp sao kê ngân hàng tài khoản có số dư mạnh và giao dịch đều trong ba đến 6 tháng gần nhất.
  • Kèm theo thư mời từ công ty, người thân, tổ chức hoặc bạn bè từ khu vực Schengen để thông tin về chuyến đi Pháp của bạn xác thực và đáng tin cậy.
  • Thêm bằng chứng ràng buộc phải quay trở lại Việt Nam như hợp đồng lao động, sổ hộ khẩu hoặc xác nhận quan hệ gia đình, giấy tờ đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con cái. Mối quan hệ bền vững trong gia đình, tài sản và việc làm thu nhập ổn định sẽ là căn cứ chứng minh ý định sẽ quay trở về Việt Nam của bạn.
  • Viết một bức thư tay cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể về những giấy tờ, tài liệu đã bổ sung, sửa chữa.

Hãy tuân thủ toàn bộ hướng dẫn của Đại sứ quán trên website chính thức để tránh bỏ sót bất kỳ điều kiện và yêu cầu nào. Nghiên cứu kỹ quyết định từ chối cấp thị thực nhập cảnh vào Pháp để có hướng khắc phục đúng đắn.

Các lý do trượt visa Pháp phổ biến

Dưới đây là tổng hợp các sai lầm mà nhiều người mắc phải khi xin visa Pháp hiện nay:

1. Điền đơn xin thị thực Pháp thiếu thông tin

Bất cứ một sai sót nào khi điền đơn xin thị thực đều phải trả giá bằng việc bị loại hồ sơ xin visa Pháp, ví dụ sai số hộ chiếu, sai ngày/tháng/năm,… thậm chí có người còn chọn sai loại thị thực cần xin.

Cách khắc phục:

  • Điền các thông tin của đơn cẩn thận và trung thực nhất.
  • Xác định đúng loại visa Pháp cần xin dựa vào nhu cầu thực tế (visa du lịch, công tác, làm việc hoặc du học,…).
  • Bổ sung đủ tài liệu.
  • Kiểm tra lại thật kỹ các câu hỏi và trả lời trước khi ấn “nộp” hồ sơ.
  • Dán ảnh thẻ vào khung vị trí góc trên bên phải của đơn xin thị thực, ảnh đạt tiêu chuẩn ICAO.

Kết quả sẽ tốt hơn nếu bạn khắc phục được các nhược điểm, sửa chữa các vấn đề có thể là nguyên nhân gây ra hậu quả bị từ chối lần trước.

2. Hộ chiếu không hợp lệ

Theo yêu cầu hộ chiếu của bạn phải đủ các điều kiện:

  • Thời hạn hiệu lực của hộ chiếu phải còn ít nhất 3 tháng sau ngày rời khỏi khu vực Schengen dự định.
  • Còn tối thiểu 2 trang trống trở lên để đóng dấu thị thực và dấu mộc nhập, xuất cảnh.
  • Hộ chiếu còn lành lặn, không bị cắt góc, nhàu nát hay bôi xóa.
  • Ngoài ra một số nước còn yêu cầu hộ chiếu phải được cấp không quá 10 năm và đọc được bằng máy.

Chuyến đi của bạn có thể không thực hiện được với quyển hộ chiếu không đúng yêu cầu.

Cách khắc phục khá đơn giản:

  • Hãy đảm bảo kiểm tra hộ chiếu của bạn ít nhất một lần trước khi nộp.
  • Trong trường hợp hộ chiếu bị hỏng hoặc không đủ thời hạn có thể xin cấp mới hoặc gia hạn hiệu lực trước khi tiến hành khai đơn và nộp hồ sơ.

3. Không cung cấp đủ chứng minh tài chính

Giấy tờ chứng minh tài chính của người nộp đơn là một trong các yếu tố mang tính chất quyết định cho chuyến đi. Về nguyên tắc số dư tài khoản phải đảm bảo mức chi trả từ 50 Euro đến 100 Euro mỗi ngày lưu trú dự định.

Bạn có thể chứng minh khả năng tài chính của bản thân thông qua các tài liệu:

  • Sao kê tài khoản ngân hàng 6 tháng trở lại đây với số dư mạnh mẽ.
  • Tài khoản tiết kiệm, sổ tiết kiệm ngân hàng.
  • Phiếu lãnh lương hàng tháng tại nơi làm việc.
  • Thư mời có nội dung khẳng định bên mời sẽ tài trợ tài chính cho chuyến đi.

Tuy nhiên việc bạn chứng minh bản thân có nguồn thu nhập đáng kể và có số dư tài khoản đủ mạnh là một điểm thiết yếu và đóng vai trò quan trọng của hồ sơ trong việc củng cố thêm niềm tin chắc chắn bạn sẽ quay lại Việt Nam.

Cách khắc phục:

  • Cung cấp thêm các khoản thu nhập từ cho thuê bất động sản hoặc nguồn thu khác, đăng ký kinh doanh, xác nhận số dư của nhiều tài khoản đứng tên.
  • Nếu có người ở Pháp bảo lãnh và hỗ trợ tài chính cho chuyến đi của bạn thì cần cung cấp thêm giấy tờ chứng minh được số tiền họ có là từ tiền lương, thu nhập ổn định.
trượt visa pháp bao lâu xin lại được

4. Thiếu bằng chứng về ý định quay trở về nước

Để chứng minh rằng bạn phải trở về khi xin visa Schengen Pháp, điều chắc chắn là bạn phải cung cấp những tài liệu củng cố sự ràng buộc. Không cung cấp được tài liệu và bằng chứng cho thấy bạn sẵn sàng rời khỏi Pháp và khu vực Schengen sau thời gian du lịch, công tác,… thì khả năng cao hồ của bạn sẽ bị rớt visa.

Cách khắc phục: nộp thêm các giấy tờ sau.

  • Chứng nhận sở hữu tài sản có giá trị như sổ đỏ, sổ cổ đông, sổ cổ phần, cổ phiếu,…
  • Đăng ký kết hôn.
  • Giấy khai sinh của con cái (nếu có).
  • Bằng chứng về công việc làm ổn định: Hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, giấy xác nhận nghỉ phép từ cơ quan/ doanh nghiệp hoặc trường học,…
  • Biên lai đóng thuế.
  • Hợp đồng bảo hiểm.
  • Đăng ký kinh doanh đứng tên.
trượt visa pháp bao lâu xin lại được
Hợp đồng lao động là giấy tờ ràng buộc quan trọng để bổ sung hồ sơ khắc phục tình trạng bị từ chối visa Pháp.

5. Hành trình chuyến đi không rõ ràng

Sai lầm này có thể khiến cho hành trình chuyến đi của bạn không đáng tin cậy về mục đích nhập cảnh thực sự đến Pháp. Các giấy tờ được yêu cầu cung cấp là:

  • Lịch trình dự kiến của chuyến đi trong thời gian lưu trú.
  • Vé máy bay khứ hồi hoặc vé rời khỏi Pháp.
  • Xác nhận đặt phòng khách sạn ở Pháp.

Tất cả các giấy tờ này phải có hành trình trùng khớp với sự di chuyển lưu trú dự định khi ở Pháp.

Cách khắc phục:

  • Cần cung cấp chi tiết lịch trình chuyến đi trùng khớp với xác nhận đặt vé máy bay (khứ hồi), đặt phòng khách sạn, kể cả lịch trình nội địa ở Pháp và các quốc gia Schengen khác (nếu có).
  • Chọn Pháp là điểm chính trong chuyến đi của bạn.

6. Bảo hiểm sai lệch

Bảo hiểm du lịch là bắt buộc và đủ điều kiện nếu đáp ứng yêu cầu:

  • Có hiệu lực bảo vệ trong thời gian ở Pháp và toàn bộ các quốc gia trong khu vực Schengen cho đến ngày rời đi.
  • Bảo hiểm có trách nhiệm chi trả các trường hợp khẩn cấp y tế, điều trị y tế tại bệnh viện và hồi hương trong trường hợp tử vong với mức tối thiểu 30.000 euro.

Nếu bảo hiểm có mức chi trả thấp hơn 30.000 euro sẽ không được chấp thuận.

Cách giải quyết:

  • Cần mua bảo hiểm du lịch ở hãng uy tín và được cả Châu Âu chấp thuận, không có loại trừ.
  • Giấy chứng nhận hoặc hợp đồng bảo hiểm hợp lệ phải được nộp cùng đơn xin thị thực và các giấy tờ bổ trợ khác.

7. Lý lịch có tiền án tiền sự hoặc lưu trú quá hạn

Nếu trong vòng 2 năm qua bạn đã từng lưu trú quá hạn ở bất kỳ một quốc gia nào thuộc Châu Âu hoặc Schengen mà không được phép thì chắc chắn sẽ bị từ chối cấp thị thực Pháp (theo quy định).

Trường hợp bạn lưu trú quá hạn vì lý do bất khả kháng hoặc tình huống bất ngờ, có thể được xem xét.

Với người có tiền án tiền sự, đặc biệt là phạm tội nghiêm trọng ở bất kỳ đầu thì thật đáng tiếc hồ sơ sẽ dễ bị từ chối do nghi ngại các hành vi của bạn trong quá khứ có thể gây ảnh hưởng đến an toàn và an ninh.

  • Chúng tôi khuyên bạn nên khai báo trung thực về các hành vi vi phạm của bản thân trước kia (nếu có). Nếu quá thời gian bị cấm hoặc đã được phục hồi quyền công dân thì hồ sơ của bạn có thể được xem xét.
  • Cần cung cấp giấy chứng nhận lý lịch tư pháp, bằng chứng về công việc hoặc bất cứ tài liệu nào liên quan đến việc bạn đã hoàn thành bản án, mức phạt và đã được phục hồi, thay đổi theo hướng tích cực.

Cán bộ lãnh sự sẽ xin ý kiến của Cơ quan Di trú Pháp để xem xét và quyết định.

8. Nộp hồ sơn xin visa Pháp quá muộn

Người nộp đơn xin visa Pháp quá gần ngày khởi hành dự định. Theo quy định thời gian tối thiểu để xét duyệt đơn và hồ sơ xin visa Pháp là 15 ngày làm việc đối với visa ngắn hạn và 30 ngày với visa dài hạn Pháp, với điều kiện hồ sơ đầy đủ.

Vì vậy nếu bạn nộp hồ sơ quá gần thời gian đi thì rủi ro chậm chễ, rớt visa Pháp khá là cao.

Cách khắc phục:

  • Cần nộp hồ sơ trước ngày dự định khởi hành ít nhất 3 tuần trở lên, nhưng không sớm quá trước 6 tháng. Thời gian tốt nhất là trước 15 ngày so với ngày khởi hành dự tính.
  • Thời gian nộp hồ sơ chưa bao gồm thời gian đặt lịch hẹn. Với khá đông người xin visa Pháp, bạn có thể phải đợi nhiều ngày trong những đợt cao điểm. Vì vậy nên đặt lịch hẹn trước để bắt đầu quá trình xin thị thực.

9. Bị từ chối visa Pháp do phỏng vấn

Câu trả lời phỏng vấn của bạn có thể chưa đạt yêu cầu với câu hỏi của cán bộ lãnh sự. Ví dụ hiểu sai câu hỏi khiến trả lời không đúng trọng tâm, ngắc ngứ, không chắn chắn về mục đích chuyến đi, cung cấp sai thông tin so với giấy tờ, vòng vo,…

Biện pháp khắc phục là bạn đầu tư nhiều thời gian nắm rõ thông tin cho vòng phỏng vấn. Có thể tham khảo tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn visa Pháp để có sự chuẩn bị trước các câu trả lời, khi gặp hoàn cảnh cụ thể có thể ứng biến linh hoạt.

Hướng dẫn kháng cáo sau khi trượt visa Pháp

Nếu bạn tự tin về hồ sơ của mình và việc kháng cáo có thể giúp thay đổi quyết định ban đầu của cơ quan lãnh sự thay vì bắt đầu quy trình xin lại visa, đây sẽ lựa chọn giúp tiết kiệm ngân sách hơn nếu ngay lập tức có đầy đủ bằng chứng đúng đắn.

Trong trường hợp khẩn cấp, việc kháng cáo có thể giúp giải quyết ngay bằng cách kèm theo đơn khiếu nại là một lá thư giải thích lý do và vì sao quyết định cần được xem xét lại, bên cạnh cung cấp bằng chứng, giấy tờ, tài liệu để hỗ trợ thêm.

Quy trình kháng cáo:

  • Soạn thảo một đơn kháng cáo/khiếu nại nêu rõ các vấn đề, giải thích lý do và nộp thêm tài liệu bổ sung.
  • Nộp đơn kháng cáo trong thời gian quy định.
  • Chờ đợi và nhận kết quả.
rớt visa pháp bao lâu xin lại được
Bạn có thể kháng cáo quyết định từ chối visa Pháp thành công và được cấp thị thực.

Giải đáp rớt visa pháp bao lâu xin lại được

Lời khuyên của chúng tôi để cải thiện kết quả trong trường hợp này là cần đảm bảo hiểu rõ lý do vì sao hồ sơ và đơn xin visa Pháp của bạn bị từ chối. Bạn có thể nộp lại đơn xin visa Pháp sau khi chắc chắn đã sửa chữa mọi lỗi sai hoặc thiếu sót dẫn đến trượt visa ban đầu và nâng cao tỷ lệ được chấp thuận cấp thị thực nhập cảnh Pháp trong lần tiếp theo.

Tư vấn thắc mắc và hướng dẫn hồ sơ xin visa Pháp:

  • Số hotline/zalo (24/7): 0917 163 993 – 0904 895 228.
  • Email: visa@greencanal.com.
  • Trụ sở tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Vinapaco, 142 Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường Xuân Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 024 3724 5292 – 028 3824 8838.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc “Rớt visa Pháp bao lâu xin lại được?” hay “Các lý do trượt visa Pháp”, hoặc cần kháng cáo quyết định rớt thị thực nhằm gỡ bỏ kết quả bị loại trước đó, được cấp thị thực Pháp theo đúng thời gian mong muốn, hỗ trợ trọn gói chuẩn bị hồ sơ chính xác tăng hiệu quả, hãy liên hệ với các chuyên gia của Visatravelq để được trợ giúp trực tiếp, nhanh chóng.

    ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

    Recommended For You

    About the Author: visatravelq

    Contact